Tất cả thông tin cần biết về nút bần rượu vang

March 9, 2024

Nút bần là một biểu tượng đầy tinh tế, mang tính nghệ thuật và truyền thống với mọi tín đồ rượu vang. Vậy loại nắp chai rượu vang này có gì đặc biệt và quy trình sản xuất như thế nào? Hãy cùng Jacob’s Creek tìm hiểu những thông tin thú vị xoay quanh nút bần rượu vang trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nút bần rượu vang là gì?

Nút bần rượu vang hay còn được gọi là nút li-e (liège), loại nút này được làm từ vỏ cây sồi (Quercus Suber) với công dụng ngăn không khí xâm nhập và giữ cho vang không bị oxi hóa, bảo vệ chất lượng rượu nguyên vẹn trong thời gian bảo quản. Đây là một trong ba loại nút rượu vang phổ biến hiện nay, bên cạnh nút vặn và nút thủy tinh.

Những miền khí hậu nắng ấm và khô ráo là vùng đất lý tưởng để cây sồi – loại cây làm nút chai rượu vang phát triển và sinh trưởng mạnh mẽ. Trong đó, Bồ Đào Nha là nước sản xuất nút bần rượu vang lớn nhất trong khu vực (chiếm 52,5%), tiếp theo là 3 nước gồm Tây Ban Nha, Ý và Algeria. (Theo Wikipedia – truy cập lần cuối 20/02/2024).

Mặc dù chưa có thông tin chính thức về người phát minh ra nút bần, nhưng các chuyên gia rượu vang cho rằng nút bần xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 17 tại Pháp. Đây được coi là một giải pháp giúp người nông dân trồng nho bảo quản rượu hiệu quả hơn so với cách bịt kín miệng chai bằng vải ẩm truyền thống.

Hàng năm, những cây sồi Quercus Suber lâu đời được thu hoạch vỏ để làm nút rượu vang

Hàng năm, những cây sồi Quercus Suber lâu đời được thu hoạch vỏ để làm nút rượu vang

2. 3 ưu điểm của nút bần rượu vang

Nút bần được tín đồ và nhà sản xuất rượu vang ưa chuộng vì sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời, giúp quá trình bảo quản và thưởng thức rượu được trọn vẹn hơn.

Dưới đây là 3 ưu điểm của nút bần rượu vang:

2.1. Ngăn cản quá trình oxy hóa

Nút bần có tính nén, đàn hồi cao và đặc biệt không thấm nước, giúp tạo ra một lớp ngăn cách hiệu quả giữa rượu vang và oxy. Điều này ngăn chặn quá trình oxy hóa diễn ra và giữ cho hương vị của vang luôn trọn vẹn trong quá trình bảo quản.

Ngoài ra, trên nút bần có một số lỗ nhỏ li ti cho phép rượu tương tác với một lượng không khí nhỏ bên ngoài. Điều này có lợi cho quá trình trưởng thành của các chai vang cao cấp, giúp độ tannin trở nên mềm mại, các nốt hương và tầng vị của rượu được hoàn thiện dần theo thời gian.

Lo Nho Li Ti Giup Ruou Vang Lau Nam Phat Trien Va Cham Dinh Huong Vi

Trên nút bần có nhiều lỗ nhỏ li ti giúp rượu vang lâu năm phát triển và chạm đỉnh hương vị

2.2. Mang tính biểu tượng

Đối với nhiều người yêu thích rượu vang, hành động mở nút bần đã trở thành một truyền thống và mang tính biểu tượng. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn với những thao tác thành thục và cẩn thận và được xem như một nghi thức tôn vinh chai vang và những nhà làm vang.

Ngoài ra, trong nền văn hóa của nhiều nước, tiếng nổ khi mở nút bần tại các bữa tiệc hoặc đám cưới còn mang ý nghĩa đánh dấu kỷ niệm hoặc chúc mừng sự thành công, hạnh phúc.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết rượu vang giả

2.3. Có thể tái sử dụng nhiều lần

Mặc dù nút bần không thể tái sử dụng để bảo quản các chai vang khác, nhưng chúng có thể tái chế thành nhiều vật dụng hữu ích và thân thiện với môi trường như: tấm ván, đế lót ly, ván lát sàn,…

Nhiều công ty tại Mỹ và Pháp như: Công ty Amorim, công ty Nicolas,… đã hợp tác với các cửa hàng rượu vang để thu mua nút bần qua sử dụng và tái chế thành các sản phẩm khác nhau giúp ích cho gia đình.

Nút bần thân thiện với môi trường vì có thể được tác sử dụng nhiều lần

Nút bần thân thiện với môi trường vì có thể được tác sử dụng nhiều lần

3. 3 hạn chế của nút bần rượu vang

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích trong quá trình bảo quản và thưởng thức, nhưng nút bần rượu vang còn có một số hạn chế nhất định. Dưới đây là 3 mặt hạn chế của loại nắp rượu vang này mà bạn cần biết:

3.1. Khiến rượu dễ bị nhiễm mùi nút chai

Khi khí Clo tương tác với một số loại nấm trong quá trình sản xuất nút bần sẽ tạo ra TCA (2,4,6-trichloroanisole). Đây là hợp chất hóa học gây nên mùi nấm mốc trong nút chai.  Sau quá trình dài bảo quản, mùi của nút chai có thể bị nhiễm vào rượu vang và tạo ra mùi giấy báo ướt hoặc bìa ẩm mốc.

Tuy nhiên hiện nay, các nhà sản xuất đã tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng trên bằng cách hấp nút chai rượu vang trước khi sử dụng. Phương pháp này làm giảm đến 95% trường hợp vang bị nhiễm TCA.

3.2. Dễ bị khô khi bảo quản sai

Nút bần là loại nút khó bảo quản nhất và dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Trong môi trường độ ẩm quá thấp (<50%), nút bần sẽ khô cứng và co lại, tạo lỗ hổng cho oxy và vi khuẩn xâm nhập vào làm hỏng hương vị rượu. Ngoài ra, nút bần khô có khả năng cao bị vỡ hoặc kẹt lại ở cổ chai trong quá trình mở.

>>> Tham khảo bài viết Cách nhận biết rượu vang hỏng để tìm hiểu và phân biệt được chất lượng rượu vang một cách chính xác nhất.

3.3. Giá thành cao

Nút bần làm từ vỏ cây sồi trưởng thành (thường khoảng 25 – 30 năm tuổi) và 9 năm mới thu hoạch một lần nên chi phí sản xuất lớn hơn so với nút vặn. Điều này khiến giá thành chai rượu vang nút bần cao hơn và thường chỉ có ở rượu vang sủi hoặc những chai vang cao cấp lâu năm.

Nút bần thường có giá thành cao hơn so với các loại nút vặn thông thường

Nút bần thường có giá thành cao hơn so với các loại nút vặn thông thường

4. Quy trình sản xuất nút bần rượu vang

Để biến những tấm vỏ sồi sần sùi và thô ráp thành những nút bần chất lượng, quá trình sản xuất đòi hỏi sự công phu và khéo léo. Dưới đây là 4 giai đoạn chính trong quy trình sản xuất nút bần rượu vang:

  • Giai đoạn 1 – Thu hoạch vỏ sồi: Vào khoảng tháng 5 đến cuối tháng 8, những cây sồi trưởng thành (ít nhất 25 năm tuổi) được lựa chọn để tiến hành bóc tách vỏ một cách nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho thân cây. Việc thu hoạch vỏ cây làm nút chai rượu thường diễn ra khoảng 9 năm một lần nhằm đảm bảo cây sồi có đủ thời gian để tái tạo lớp vỏ mới.
  • Giai đoạn 2 – Đun sôi và khử trùng vỏ sồi: Sau khi thu hoạch, vỏ sồi được xếp chồng lên tấm pallet (tấm kê hàng có cấu trúc phẳng). Tiếp theo, chúng được đun trong nước ở nhiệt độ 97 độ C với dung dịch chứa nấm mốc trong khoảng 12 tiếng nhằm làm mềm tấm gỗ và có thể dễ dàng để tạo hình sau này.
  • Giai đoạn 3 – Phân loại chất lượng vỏ sồi: Sau khi các tấm vỏ sồi được làm phẳng và phân loại, những tấm chất lượng tốt sẽ được sử dụng để tạo ra nút bần tự nhiên. Trong khi đó, những tấm vỏ sồi chất lượng kém hơn sẽ được nghiền nát tạo thành các loại nút bần khác như nút bần gỗ ép hay nút bần hình cây nấm.
  • Giai đoạn 4 – Tạo hình nút bần: Nút bần có thể được tạo hình thủ công hoặc bằng máy công nghiệp tự động. Sau đó, nhà sản xuất sẽ khử trùng và phân loại nút lần cuối để đảm bảo chất lượng. Những nút bần rượu vang đạt yêu cầu sẽ được đóng gói trong thùng và chuyển đến nhà máy sản xuất vang.
Nút bần sau sẽ được phân loại theo chất lượng và chuyển đến những nhà máy sản xuất rượu vang để đóng chai

Nút bần sau sẽ được phân loại theo chất lượng và chuyển đến những nhà máy sản xuất rượu vang để đóng chai

>>> Xem thêm: Rượu vang có độ cồn bao nhiêu? 4 cấp độ và đặc điểm từng loại

5. 3 loại nút bần rượu vang cơ bản

Nếu bạn đang cần một nút bần mới để bảo quản chai vang đã bị mất hoặc vỡ nút, bạn có thể tìm đến các trang mua sắm trực tuyến như Amazon, Shopee, Lazada,.. với đa dạng các loại nút bần rượu vang khác nhau. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn 1 trong 3 loại nắp đậy chai rượu vang cơ bản trên thị trường dưới đây:

5.1. Nút bần tự nhiên (Natural Cork)

Nút bần tự nhiên là loại nút bần được cắt nguyên khối từ vỏ cây sồi, và đặc biệt dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên mà không gây hại. Đây được coi là loại nắp đậy rượu vang có chất lượng và giá thành cao nhất trong ba loại. Đến nay, nút bần tự nhiên vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho các nhà sản xuất rượu vang hảo hạng lâu năm.

5.2. Nút bần gỗ ép (Agglomerate Cork)

Nút bần gỗ ép là loại nút bần được tạo ra từ các vụn gỗ và ép lại thành hình trụ bằng một hỗn hợp keo công nghiệp đặc biệt. Vì vậy, loại nút bần này có chi phí thấp hơn so với các loại khác và thường được sử dụng cho các chai vang có thời hạn bảo quản tối đa trong khoảng 2 năm.

5.3. Nút bần hình cây nấm (Mushroom Cork)

Đây là loại nắp đậy chai rượu vang đặc biệt được thiết kế để bảo quản rượu vang sủi, có phần đầu rộng giống một chiếc đĩa. Sau khi bịt kín miệng chai, phần nút kết hợp với khí CO2 trong rượu vang sủi tạo ra áp suất trong khoảng từ 6 đến 8 bars ATM. Điều này làm cho phần đầu của nút bần nở to và tạo nên hình cây nấm độc đáo.

Ngoài ra, một số chai vang sủi thường có vòng kẽm bao quanh giúp nút chai không bị bật ra trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Trong bài viết trên, Jacob’s Creek đã cùng bạn khám phá ra những điều hết sức thú vị xung quanh nút bần rượu vang. Hiểu rõ về các loại nút bần cũng như các loại nắp đậy rượu vang sẽ giúp bạn lựa chọn phù hợp cho chai vang của mình, tạo nên trải nghiệm tuyệt vời và giữ gìn tinh hoa của loại thức uống thượng hạng này.

Thưởng thức có trách nhiệm. Không chia sẻ nội dung này cho người dưới 18 tuổi!

You have to be over 18 to enter this site

Please enter your date of birth

Please enter a valid value for the fields: {fields}

You must be of legal age to access the site

Remember me

Don't tick this box if your computer can be accessed by people under legal drinking age

By entering this site, you are agreeing to our TERMS & CONDITIONS,PRIVACY STATEMENT. Read our Privacy Policy to find out more. Read the ENJOY RESPONSIBLY. Our brand endorses responsible and moderate drinking.